Tin tức cho thuê xe

Những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt

Ngày 5 tháng 5 gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.
Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt
Thông tin sản phẩm
Giá Vui lòng gọi
Hãng sản xuất
Số lượt xem: 4917

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói “Mồng 5 ngày Tết”. Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ… quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.
Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ.
Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể.
Các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…
Ngày “Tết giết sâu bọ”, dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa).
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
- Xôi, chè.
- Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Nguồn: nguoiduatin.vn

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI & DU LỊCH ĐỨC VINH

☎Hotline: 0243.724.6688
☎Thuê xe doanh nghiệp: 0946.021.2220913.296.155 - 0978.934.854
☎Thuê xe lẻ: 09199421550972.996.928
☎Thuê xe sang: 0912.206.2870976.645.603
📧Email: Sales.dvt@ducvinhgroup.vn

🏢Hà Nội: P901 - Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, Số 9 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
🏘Hà Nội: S1.03 Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội
🏘Hải Phòng: Số 23/40 An Dương 1, P. An Dương, TP Hải Phòng
🏘Vũng Áng: KCN Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
🏘Hồ Chí Minh: Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG
Samsung
Doosan
Pepsico
Lotte
Posco
Th milk
PETROCHINA
Woori bank
VNPT
FPT
Jica