Tim heo: Tim heo là món ăn điểm tâm cho cô dâu, chú rể trước khi tiến hành lễ động phòng. Người xưa cho rằng, phu thê ăn “Trư tâm”, sau này nhất định sẽ “đồng tâm”.
Hai chiếc quạt giấy: trong đó một chiếc phần đuôi nhất định phải có dây đỏ hoặc khăn tay, khi đi qua cầu, cô dâu sẽ ném ra ngoài kiệu hoa, em trai hoặc em gái cô dâu sẽ nhặt lên mang về. Phong tục này gọi là “Phóng tính địa” hay “Tính tử”, có nghĩa là ném đi tính bướng bỉnh của cô gái, không được mang theo tính cách này về nhà chồng.
Khăn tay
Một chiếc chổi nhỏ làm từ lá trúc còn xanh: biểu thị rằng cô dâu là lần đầu xuất giá.
Cây mía:
Hai cây, mía nhất định phải còn ngọn, biểu thị “có đầu có cuối”, “có con có cái”.
Than củi: Than (“炭”tiếng Trung đọc là “tàn”) đồng âm với chữ Tân (“湠”mang ý nghĩa bắt đầu, bình minh, đọc là “tàn”). Việc chuẩn bị than củi có ý nghĩa là sự khởi đầu tốt đẹp, sinh sôi nảy nở.
Bếp than Một chiếc.
Củ khoai môn: mang ý nghĩa: Đâm chồi nảy lộc.
Hoa Liên giao: mang ý nghĩa: Liên tục có quý tử.
Lựu: Lựu là loài cây dễ phát triển, ra nhiều quả, cũng mang ý nghĩa “đông con nhiều cháu”.
Hoa quế: có ý nghĩa “Sớm sinh quý tử”.
Đới lộ Kê (gà): nhà gái sẽ chuẩn bị một đến hai đôi gà, một trống một mái, để hồi lễ cho nhà trai.
Hộp tôn tử: Được ghép lại bởi 3 thứ: Một thùng gánh nước nhỏ, một chiếc chiếc bô đi tiểu của trẻ con, một hộp đựng cơm; thêm vào đó có một bao lì xì, dùng vải đỏ bọc lại.
Cữu tử đăng (đèn cậu cháu): còn gọi là “đèn tân nương”, một đôi, màu đỏ hoặc dán chữ đỏ.
Ớt tròn đỏ: số lượng tùy ý.
Bánh gạo: số lượng tùy ý.
Bánh bao tròn cũng là một lễ vật quan trọng nhà gái cần chuẩn bị trong ngày cưới.