Lại quả trong lễ hỏi là gì?
Lại quả là một trong những nghi lễ diễn ra trong lễ ăn hỏi. Lại quả hay còn gọi là chuyển lại mâm quả (tráp), tức là nhà gái sẽ trao trả một phần cho nhà trai lễ vật mà nhà trai đã mang tới. Tùy vào phong tục của từng vùng miễn mà thủ tục lại quả có chút khác nhau. Thông thường, nhà gái sẽ lại quả một phần ba lễ vật trên mâm tráp đã nhận được của nhà trai.
Thủ tục ăn hỏi nạp tài và lại quả
Lễ ăn hỏi ở Việt Nam giống như lễ đính hôn ở một số quốc gia khác. Sau buổi lễ ăn hỏi nạp tài, hai bên gia đình đã trở thành thông gia và chấp nhận đôi trai gái là con cháu trong nhà. Từ đó, có thể xưng hô vợ chồng và con dâu con rể.
Thủ tục ăn hỏi nạp tài trải qua một số bước sau:
Rước lễ vật từ nhà trai
Nhà trai sẽ chuẩn bị các mâm quả (sau khi đã thống nhất số lượng mâm tráp với nhà gái trước đó), đội bê tráp của nhà trai sẽ bê lễ vật cùng đoàn đại diện nhà trai sang nhà gái.
Đón và trao lễ vật
Khi đoàn nhà trai đã đến nhà gái, bên nhà gái sẽ có đoàn đón tiếp. Khi trưởng đoàn nhà trai có lời chào hỏi và xin phép trao lễ vật, đội bê tráp nhà trai sẽ trao tráp cho đội bê tráp nhà gái và hai bên trao phong bao lì xì trả duyên. Cùng lúc đó, đại diện bên phía nhà trai sẽ có lời phát biểu giới thiệu về những người trong đoàn và giới thiệu từng món lễ vật đã mang tới. Người mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ mở tráp.
Ra mắt cô dâu – chú rể
Cô dâu và chú rể sẽ xuất hiện chào hỏi gia đình 2 bên và những người tới tham dự lễ ăn hỏi nạp tài. Mẹ cô dâu sẽ mang một số lễ vật nhà trai mang tới để thắp hương gia tiên. Cô dâu và chú rể sẽ thắp hương cho ông bà tổ tiên của nhà gái.
Nói chuyện và bàn về lễ cưới
Hai đoàn đại biểu của hai gia đình sẽ trò chuyện và bàn bạc thống nhất thời gian đón dâu, ngày cưới.
Lại quả lễ hỏi cho nhà trai
Nhà gái sẽ lấy lại hai phần ba lễ vật nhà trai mang tới và gửi lại cho nhà trai một phần ba phần lễ. Kết thúc thủ tục lễ ăn hỏi nạp tài, chuẩn bị cho lễ cưới.
Những lưu ý trong thủ tục lại quả
Lại quả là một phần rất nhỏ trong quy trình ăn hỏi nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa, bởi thế có một số quy định bắt buộc thực hiện.
Gửi lại một phần ba tất cả các lễ vật
Nhà trai có thể mang 3, 5, 7 hay 9 mâm lễ (có thể lên tới 15 mâm, thường là số lẻ) tới nhà gái xin hỏi cưới. Trong số các mâm lễ này, nhà gái đều chỉ lấy hai phần ba lễ vật trên mâm và trả lại một phần ba lễ vật. Nó thể hiện sự tôn trọng và hạnh phúc chia đều cả hai bên.
Không sử dụng kéo, dao để cắt lễ vật
Lễ vật thường là một thể thống nhất như nguyên buồng cau, hộp bánh,… như hiện nay, để những mâm quả tráp đẹp hơn, người ta còn sử dụng keo dính để tạo hình. Khi nhà gái mang lễ vật để để lại hai phần lễ, bắt buộc phải dùng tay để lấy ra, không được dùng dao, kéo hay bất kì vật gì sắc nhọn để gỡ lễ. Người Việt quan niệm, những vật này là biểu tượng xấu, dẫn tới sự chia cắt sau này.
Để ngửa nắp tráp khi lại quả
Khi mang tráp quả tới, mâm tráp được úp và phủ tấm vải lên thì khi lại quả, nắp quả sẽ được ngửa lên. Đây là truyền thống từ xa xưa của người Việt.
Thủ tục ăn hỏi nạp tài không quá rờm rà phức tạp nhưng khá tinh tế từ lễ vật tới lại quả. Vì thế, mỗi cô dâu chú rể đều nên tìm hiểu những điều cần biết về thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi của người Việt để buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Nếu như bạn có nhu cầu thuê xe để chở lễ vật cùng đoàn đại diện, đội bê tráp sang nhà gái, hãy liên hệ với Đức Vinh để được phục vụ tận tình nhé!