1. Kỳ nghỉ lễ hàng năm
Ở Việt Nam, hàng năm có nhiều ngày lễ mọi người được nghỉ như Tết Dương lịch, Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5, Quốc Khánh. Trong các dịp ngày, nhiều gia đình lên kế hoạch đi du lịch nên nếu cô dâu chú rể tổ chức đám cưới, có thể một số khách không thể đến dự.
Ngoài ra các ngày lễ như Valentine, Quốc tế Phụ nữ cũng là ngày không nên tổ chức cưới. Vì giá hoa, trang trí thường tăng cao nên bạn có thể phải chi nhiều tiền hơn bình thường cho đám cưới vào ngày đặc biệt. Sảnh khách sạn, nhà hàng cũng khó đặt hơn vào ngày lễ.
2. Ngày lễ theo tôn giáo
Vào các ngày rằm, mùng một, nhiều khách mời không muốn đi dự đám cưới vì khách thường ăn chay vào ngày này, mà đồ ăn trong đám cưới lại không hợp khẩu vị. Dịp Phật đản, cũng ít uyên ương tổ chức đám cưới.
3. Ngày kỷ niệm của gia đình
Với quan niệm cưới truyền thống của Việt Nam, đám cưới thường ít khi chọn ngày trùng với đám giỗ người thân trong gia đình vì cho rằng không may mắn.
Một số cô dâu chú rể cũng không chọn ngày cưới vào ngày kỷ niệm đám cưới của bố mẹ hay sinh nhật của bản thân.
4. Những ngày được cho là không may mắn
Nhiều gia đình Việt Nam kiêng không tổ chức cưới vào ngày cuối tháng, cuối năm vì cho rằng "năm cùng tháng tận" là không may mắn.
Với đám cưới của uyên ương theo đạo Thiên Chúa, thì thứ 6 ngày 13 được coi là ngày không may mắn.
5. Ngày nhuận
Cứ 4 năm một lần lại có ngày 29/2, là ngày nhuận đặc biệt. Uyên ương không nên tổ chức cưới vào ngày này, bởi sau này sẽ bất tiện khi bạn tổ chức lễ kỷ niệm, nếu không, bạn sẽ phải chờ 4 năm mới được kỷ niệm đám cưới.
Nếu bạn có nhu cầu thuê xe chúng tôi thì hãy lien hệ với chúng tôi nhé. thanks.